13/3/13

CẮT TÚI MẬT NỘI SOI VỚI DỤNG CỤ NÂNG THÀNH BỤNG p.1


1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NÂNG THÀNH BỤNG
- Phẫu thuật nội soi cắt túi mật với dụng cụ nâng thành bụng (abdominal wall-lift), không sử dụng bơm khí ổ phúc mạc đã được thực hiện lần đầu tiên bởi Hideo Nagai (Nhật Bản) năm 1991. Phương pháp này còn được gọi là nội soi ổ bụng không hơi (gasless laparoscopy). Năm 1991, Mouret (Pháp) đã dùng một hệ thống nâng toàn bộ thành bụng bằng một thanh thép uốn thành hình tam giác có đuôi xoắn, thanh thép này nối với một hệ thống dây kéo. Hashimoto (Nhật Bản) là người đã đề xuất phương pháp nâng dưới thành bụng.
Năm 1992, E.K Kim (Seoul, Hàn Quốc) đã tiến hành cắt túi mật nội soi với dụng cụ nâng thành bụng cho bệnh nhân có viêm túi mật cấp. Tháng 3/1996 tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện trường hợp cắt túi mật nội soi vói dụng cụ nâng thành bụng đầu tiên ở Việt Nam theo Hashimoto.
- Những thuận lợi của phương pháp thành bụng là: tránh được các biến chứng liên quan đến bơm khí ổ bụng mà vẫn thực hiện được các kỹ thuật, giảm thiểu tối đa nguy cơ tắc mạch khí,tránh việc cần thiết và duy trì kín khí trong ổ bụng, có thể cho phép dùng những dụng cụ mổ mở thông thường, chi phí rẻ hơn và dễ dàng kết hợp với các phương pháp mở bụng nhỏ và bơm khí. Nhìn chung đây là phương pháp an toàn cho những bệnh nhân có nguy cơ cao; tuy nhiên nhược điểm chính của phương pháp này là phẫu trường tạo được không rộng, thao tác phức tạp hơn, cản trở tầm hoạt động của dụng cụ và đau sau mổ nhiều hơn nên hiện nay phương pháp nâng thành bụng còn chưa được sử dụng nhiều.
- Cho tới nay, có hai nhóm phương pháp chính để nâng thành bụng là: nâng dưới da (subcutaneous traction) và nâng toàn thể thành bụng (whole layer traction); trong đó, nâng dưới da (dùng que thép luồn dưới da bụng để nâng lên) thường gây đau và tụ máu dưới da nên ít được sử dụng. Nâng toàn thể thành bụng là phương pháp thường được sử dụng hơn để nâng thành bụng.
2. CẤU TẠO DỤNG CỤ NÂNG THÀNH BỤNG
- Về cấu tạo, bộ khung nâng thành bụng gồm 2 thành phần: bộ phân giá (khung) đặt bên ngoài để nâng hoặc kéo bộ phận đặt trong ổ bụng. Hầu hết các bộ phận giá (khung) đặt ngoài hoạt động theo cơ chế kích và nâng từ dưới lên.
Bộ phận đặt bên trong ổ bụng gồm 2 nhóm:
+ Nhóm thứ nhất có cấu tạo dạng vòng tròng không khép kín, đại diện cho nhóm này là vòng nâng của H. Nagai.
+ Nhóm thứ hai có cơ chế hoạt động theo dạng quạt. Cấu tạo chung của nhóm này gồm các thanh kim loại đặt xếp chồng lên nhau sao cho có kích thước nhỏ nhất để có thể luồn vào bên trong ổ bụng. khi được đặt vào bên trong ổ bụng, các thanh kim loại được xếp xòe ra như hình quạt nhờ một bộ phận hoạt động bên ngoài ổ bụng.
- Trên thực tế hiện nay có 2 bộ khung nâng được sử dụng dụng trên thị trường gồm có:
+ bộ khung nâng Abdo-lift của hãng EndoSurgery Ltd (Đức), hoạt động theo cơ chế vòng nâng của H. Nagai.
+ Bộ khung nâng Laparo-fan với hai dạng )dạng hình chữ V-"V" shape và hình chữ J – "J" shape) của hãng AutoSuture Ltd (Trung Quốc), hoạt động dưới dạng nâng hình quạt.
>> Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét