13/3/13

CẮT TÚI MẬT NỘI SOI VỚI DỤNG CỤ NÂNG THÀNH BỤNG p.2


3. CHỈ ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ ÁP DỤNG NÂNG THÀNH BỤNG TRONG MỔ NỘI SOI CẮT TÚI MẬT
- Các nghiên cứu ứng dụng bộ khung nâng thành bụng trong phẫu thuật nội soi của nhiều tác giã đã cho thấy những giá trị tích cực của kỹ thuật, đặt biệt khi chỉ định cho các bệnh nhân có chống chỉ định bơm khí ổ bụng hoặc các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, phổi – phế quản tắc nghẽn.
- Nâng thành bụng giúp tránh được các nguy cơ biến chứng đặc thù của bơm khí ổ bụng như đã nêu trên. Tuy nhiên, kỹ thuật này cho phẫu trường hẹp hơn so với bơm khí và có thể gây vướng víu bởi các dụng cụ nâng, treo thành bụng. Đây cũng la hạn chế cơ bản của nâng thành bụng khiến phương pháp này ít được sử dụng.
- Nghiên cứu của Nguyễn Đình Song Huy (Bệnh viện Chợ Rẫy) trên 55 trường hợp cắt túi mật nội soi với dụng cụ nâng dưới da thành bụng cho thấy đây là một phương pháp khả thi và có chi phí thấp hơn so với phương pháp bơm khí ổ bụng. Thuận lợi của phương pháp là không có những tác dụng phụ và biến chứng liên quan đến việc dùng CO2 và áp lực cao trong ổ bụng, khói sinh ra trong mổ dễ dàng thoát ra ngoài, dễ dàng thay đổi dụng cụ giúp thao tác tiến hành được nhanh hơn. Tuy nhiên những nhược điểm của phương pháp là phải thêm một vết rạch da 5mm để luồn các que thép và khi mổ dễ vướng víu các dụng cụ nội soi với hệ thống nâng thành bụng.
Tại BV 103 đã bước đầu áp dụng nâng toàn bộ thành bụng trong mổ nội soi cắt túi mật cho một số trường hợp có nguy cơ cao khi sử dụng bơm khí ổ bụng (bệnh lý tim mạch, bệnh lý phối – phế quản tắc nghẽn mạn tính…). Kết quả bước đầu cho thấy đây là một phương pháp an toàn, khả thi và có hiệu quả tốt. Tuy nhiên nhược điểm là chưa tạo ra một trường mổ rộng rãi, nhất là khi phẫu tích trong các trường hợp túi mật viêm dính nhiều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét