24/3/13

CẮT TÚI MẬT NỘI SOI VỚI ĐƯỜNG RẠCH NHỎ (SILS) p.1


Cắt túi mật nội soi với đường rạch nhỏ (SILS): single incision laparoscopic cholecystectomy
>> Liên hệ thẩm mỹ vá màng trinh
>> Thu hẹp âm đạo
- Năm 2007, P. Curcillo (Hoa Kỳ) đã tiến hành thành công trường hợp đầu tiên cắt túi mật nội soi với đường rạch nhỏ.
- Năm 2008, các tác giả P. Curcilo (Hoa Kỳ), P. Rao (Ấn Độ) đã thông báo tiến hành hơn 30 trường hợp cắt túi mật nội soi với một đường rạch nhỏ (nhỏ hơn 2cm) ở rốn. Thời gian mổ trung bình khoảng 60 phút, tỷ lệ thành công là gần 90%. Các tác giả cho rằng kỹ thuật này an toàn và khả thi.
- Năm 2009, nhiều tác giả khác như H. Rivas, P. Vemulapall, C. Edwards, A.Wu (Hoa Kỳ) đã tiến hành hàng trăm trường hợp cắt túi mật nội soi với một đường rạch nhỏ ở rốn có sử dụng các trocar chuyên biệt, kính soi mềm, các dụng cụ nội soi chuyên dụng kết hợp với các dụng cụ nội soi thông thường, có dùng chỉ khâu qua thành bụng để nâng đáy túi mật và phình Hartmann. Thời gian mổ trung bình từ 50,8-68 phút. Các tai biến, biến chứng sau mổ và tỷ lệ chuyển sang phương pháp mổ nội soi truyền thống là thấp. Đại đa số các bệnh nhân được xuất viện sớm sau mổ.
- Một số tác giả như Q. Jia, Z. Qiu (TQ), P.Yih (Hồng Kông) (2009) đã thực hiện hàng chục trường hợp cắt túi mật nội soi với một đường rạch nhỏ ở rốn cho các bệnh nhân bị sỏi túi mật hoặc polyp túi mật. Thời gian mổ nội soi trung bình là trên 50phút. Bệnh nhân nằm viện sau mổ trung bình từ 1-2 ngày, không có tai biến và biến chứng sau mổ đáng kể. Kiểm tra từ 2 tuần – 1 tháng sau mổ không có sẹo ở bụng. Các tác giả cho rằng đây là một kỹ thuật khả thi và an toàn, với ưu điểm là đau ít hơn, giảm nhiễm khuẩn và thoát vị vết mổ. Tuy nhiên nên lựa chọn chỉ định cho bệnh lý sỏi túi mật và polyp túi mật chưa có biến chứng và tại các cơ sở có phẫu thuật viên kinh nghiệm.
- Tại Bệnh viện 103, chúng tôi đã bước đầu triển khai áp dụng phương pháp cắt túi mật nội soi với một đường rạch nhỏ sử dụng các dụng cụ nội soi thông thường cho nhiều trường hợp, nhất là ở các bệnh nhân béo có thành bụng dày.
+ Kỹ thuật mổ:
• Rạch một đường nhỏ 2cm ở ngay rốn, mở cân song không mở phúc mạc.
• Nâng thành bụng bằng 2 kẹp săng mổ, tiến hành đặt một trocar 5mm thông thường (với vòng nhọn) xuyên qua phúc mạc vùng rốn vào ổ bụng.
• Bơm khí cácbônic đạt áp lực từ 12-14mmHg.
• Đưa ống kính soi 30 độ loại đường kính 5mm có lắp camera vào ổ bụng và đánh giá gan, túi mật và ống mật chủ.
• Tiếp tục đặt thêm 2 trocar thông thường (với nòng nhọn) qua đường đã rạch ở rốn và nằm cạnh với trocar đầu tiên.
• Qua 2 trocar này dùng kẹp phẫu thuật cặp túi Hartmann và panh phẫu tích bộc lộ ống túi mật và động mạch túi mật.
• Để thuận lợi cho phẫu tích có thể dùng sợi chỉ (khâu qua thành bụng) và clip cặp nâng đáy túi mật.
• Kẹp clip rồi cắt túi mật và động mạch túi mật.
• Phẫu tích giải phóng túi mật khỏi giường túi mật bằng móc đốt điện.
• Trong phẫu tích, vì khoảng thao tác phẫu thuật bị giới hạn nên đôi khi phải sử dụng kỹ thuật chéo tay; trong quá trình phẫu tích tam giác Calot và cắt túi mật nên sử dụng các dụng cụ được bịt cách điện sẽ hạn chế tổn thương các tạng lân cận hoặc có thể dùng dao siêu âm để cầm máu và giải phóng túi mật. những trường hợp khó khăn có thể cắt túi mật xuôi dòng.
• Kiểm tra cầm máu.
• Lấy túi mật qua vết rạch ở rốn.
• Tháo khí và khâu đóng vết rạch nhỏ ở rốn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét