26/2/13

VÔ CẢM TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT p.1


vo cam trong phau thuat cat tui mat noi soi
1. PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT
Gây mê toàn thân với đặt ống nội khí quản, dùng giãn cơ và thông khí kiểm soát là kỹ thuật an toàn nhất trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật. ngoài ra có thể áp dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng như tê tủy sống, tê ngoài màng cứng.
1.1 Gây mê toàn thân
- Đặt nội khí quản thông khí nhân tạo vòng kín có vôi sôđa là phương pháp vô cảm thường được sử dụng nhất.
+ Thuận lợi: bao gồm giãn cơ tối ưu, giảm đau hoàn toàn có khả năng kiểm soát hô hấp, phòng ngừa trào ngược và tạo trường mổ yên tĩnh.
+ Tiền mê nên phối hợp giữa thuốc an thần như seduxen hoặc hypnoven và thuốc đối kháng tác dụng tăng tiết của hệ thần kinh thực vật như atropin để giảm tối đa những phản xạ do tác động của áp lực bơm khí ổ bụng.
+ Khởi mê và duy trì mê phải đủ sâu tránh để bệnh nhân thở lại trong lúc bơm khí. Dùng các thuốc mê ít ức chế cơ tim, ít ức chế hệ thần kinh thực vật như propofol, isofluran, sevefluran.
+ Thuốc giảm đau trung ương dòng họ morphin như fentanyl, sufentanil.
+ Thuốc giãn cơ nen dùng loại giãn cơ không khử cực có thời gian tác dụng trung bình như norcuron, esmeron.
+ Cài đặt ban đầu các thông số trên máy thở: thể tích khí lưu thông (Vt) = 8-10 ml/kg và tần số (f) = 10-12 lần/phút, ETCO2 sau khi đặt máy thở duy trì 25-30mmHg.
+ Cài đặt các thông số cho máy bơm CO2: đặt giới hạn an toàn áp lực 12-14mmHg, lưu lượng khí bơm ban đầu 2-2,5 lít/phút.
+ Giai đoạn thoát mê phải để bệnh nhân tỉnh hẳn, tự thở tốt, dùng thuốc giải giẵn cơ hệ thống trước khi rút ống nội khí quản.
- Kinh nghiệm của chúng tôi qua gây mê toàn thân cho 826 trường hợp phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại Bệnh viện 103 cho thấy đây là phương pháp an toàn, đảm bảo cho cuộc mổ tiến hành được thuận lợi. Chúng toi chưa gặp các tai biên và biến chứng đáng kể do sự vô cảm trong mổ nội soi cắt túi mật. Tuy nhiên cần lưu ý:
+ Trước mổ cần khám xét kỹ, thận trọng với các bệnh nhân ASA>3, tuổi trên 69; các bệnh nhân có nguy cơ cao như có bệnhlý tim mạch, bệnh phổi. Việc chuyển từ phẫu thuạt nội soi sang phẫu thuật mở phải được dự tính khi lựa chọn phương pháp vô cảm.
+ Việc gây mê toàn thân và hô hấp điều khiển có tăng thông khí ngay từ đầu để giữ ETCO2 trong giới hạn sinh lý trong quá trình bơm khí ổ bụng.
+ Trong mổ, nhất là ở các trường hợp khó khăn, túi mật viêm dính nhiều và thời gian mổ kéo dài cần sự chú ý theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của ưu thán và sự thay đổi huyết động, theo dõi sát điện tim, huyết áp, thân nhiệt và đặc biệt là chú ý tới SpO2, ETCO2 và áp lực đường khí đạo nhằm kịp thời phát hiện những biến chứng và điều chỉnh sớm những rối loạn.
+ Ngay sau mổ phải thoát hết khí CO2 trong ổ bụng, tránh khí này đọng lại ở dưới hoành trái gây triệu chứng đau ở cổ và vài trái sau mổ. 
Hotline: 0938 922 605 Ms Kim ; 0908 472 459 Ms Vy
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

1 nhận xét:

  1. http://phauthuatthammy.org/
    http://phauthuatthammy.org/lien-he-tham-my-vien-tphcm-hanoi.html
    http://phauthuatthammy.org/phau-thuat-am-dao.html

    Trả lờiXóa