17/9/12

NHỮNG SỰ THẬT VỀ "CÔ BÉ" PHẦN 2


Âm đạo phụ nữ với nhiều tên gọi khác nhau như “chỗ ấy”, “cô bé”, “vùng eva” đến “tam giác mật”, “tam giác vàng”, “vùng bikini” … Cô ả này cũng quyền lực đầy mình, có thể đưa bạn lên thiên đường hạnh phúc song cũng dễ dàng bắt bạn trải qua những nỗi đau đớn thể xác không tưởng khi bạn sinh em bé hay khi bạn không may để cho “cô nàng” viêm nhiễm. Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu Những sự thật về "cô bé" phần 1. Sau đây chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về "cô bé" với những phần rất thú vị:

8. “Tam giác mật” lúc nào cũng tràn đầy vi khuẩn

Đừng vội nhăn mặt kinh hãi - “Cô bé” luôn được trang bị rất nhiều những vi khuẩn lành mạnh để bảo vệ bạn khỏi bị viêm nhiễm bởi những siêu vi khuẩn có hại. Một trong những vi khuẩn có lợi này là vi khuẩn Lactobacilli (hay men của acid Lactic), được tìm thấy trong vùng kín, hệ tiêu hóa và cả sữa chua. Thực tế thú vị là một số bác sĩ phụ khoa tin rằng bạn có thể chữa khỏi vùng kín bị nhiễm nấm bằng một thìa sữa chua nguyên chất (tuyết đối không đường, không mùi vị và không chất bảo quản) với môi trường vi khuẩn Lactobacilli ( bạn có thể nhúng tampon vào sữa chua này và đặt vào trong âm đạo). Tuy nhiên nếu muốn thực hiện phương pháp chữa bệnh này, bạn cần thông qua ý kiến của bác sĩ để nắm rõ các tác dụng phụ cũng như những nguy cơ tiềm năng về sức khỏe.

9. Âm đạo có khả năng tự làm sạch

Vì vậy bạn không bao giờ nên “nhăm nhe” thụt rửa “cô bé” vô tổ chức, ngay cả khi bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Âm đạo có chức năng tự làm sạch với chất nhờn (khí hư, huyết trắng, dịch tiết âm đạo). Dịch tiết đặc biệt này đào thải ra ngoài những tế bào chết, nước thừa và các vi khuẩn có hại. Khi vệ sinh cá nhân, bạn chỉ cần lưu tâm rửa sạch vùng ngoài (âm hộ) của V-zone bao gồm khu vực giữa các môi và vùng đáy chậu với xà phòng không mùi dạng nhẹ hoặc nước rửa phụ khoa.

10. “Rừng rậm” thực chất không hề cần thiết

Nhiều người cho rằng lông mu có tác dụng ngăn trở mồ hôi và vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín. Thực tế vào thời kỳ đồ đá khi con người chưa có khái niệm về quần áo, lông mu rất cần thiết cho sự sinh tồn và phát triển, ngăn chặn vi khuẩn và duy trì “hơi hướng” trong quá trình hấp dẫn phái mạnh và sinh sản. Tuy nhiên, ngày nay con người đã có quần áo bảo vệ cho vùng kín khỏi những tác nhân bên ngoài. Đồng thời, sự bí bách và ẩm ướt trong khu vực “rậm rạp” này có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và thậm chí cả chấy rận phát triển.
Song như vậy không có nghĩa là bạn nhất thiết phải để “cô bé”… ở trần. Nhiều chị em vẫn thích gìn giữ vẻ đẹp truyền thống của vùng kín, và các anh cũng không phải ai cũng ham hố “vẻ đẹp Brazil”. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý “dọn dẹp” chút ít cho V-zone của mình luôn được thông thoáng và sạch sẽ!

11. Vùng kín thường “mùi mẫn” hơn nhiều trong những ngày đèn đỏ.
Trước những ngày đèn đỏ, nồng độ acid trong âm đạo cũng tăng lên và sau kỳ nguyệt san, vùng kín lại thường có mùi hơi hăng song điều này là hoàn toàn bình thường. Sau khi bạn tập thể dục, V-zone cũng sẽ “nặng mùi” hơn vì những tuyến mồ hôi vừa phải làm việc hết công suất. Trong khi ân ái, “tam giác mật” cũng có mùi đặc trưng từ sự tiết dịch âm đạo. Nói về chuyện “mùi mẫn”, bạn có biết các “bé Eva” cũng có mùi khác nhau giữa những người phụ nữ? Cũng giống như chúng ta có mùi cơ thể rất khác nhau vậy. Mùi cũng chính là một trong những xúc tác hấp dẫn đúng người đàn ông của bạn.

12. Tác dụng giảm đau từ “chuyện ấy”
Một trong những lý do con người cảm thấy “sung sướng” trong chuyện phòng the là sự tiết ra hormone Oxytocin, hay “hormone tình yêu”, một loại hormone làm người ta cảm thấy sảng khoái và hạnh phúc. Ở phụ nữ, hormone này cũng xuất hiện trong quá trình sinh nở sau khi em bé đã được sinh và tử cung được thả lỏng, đồng thời trong quá trình cho trẻ bú, hormone Oxytocin giúp các bà mẹ thuyên giảm sự căng cứng của bầu sữa và đỡ đau khi cho con bú.
Trong khi ân ái, cho dù người phụ nữ có “lên đỉnh” hay không, hormone này vẫn sẽ được tiết ra đem lại cảm giác “mãn nguyện”. Rất nhiều các bác sĩ phụ khoa tin rằng sự cực khoái trong quan hệ nam nữ có tác dụng giảm đau, đặc biệt là trong những ngày đèn đỏ. Do đó, nếu bạn không có định kiến về vấn đề nhạy cảm này, và có thể đảm bảo được vệ sinh, chẳng có lý do nào cản trở bạn “làm chuyện ấy” trong những ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, trong những ngày nguyệt san cổ tử cung mở rộng và vi khuẩn rất dễ thâm nhập nên bạn cần thận trọng nếu có ý định “vui vẻ” với đức lang quân. Hơn nữa, nếu bạn không thể cho phép bản thân làm chuyện “động trời” này mà vẫn muốn một liều thuốc giảm đau? Ngại gì mà không… “chơi solo” ?

13. Tuy nhiên quá nhiều sex cũng không hay ho gì cho “cô bé”

Trong khi việc quan hệ lành mạnh và điều độ sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích tinh thần và sức khỏe, quá nhiều sex trong một thời gian ngắn (hoặc thậm chí trong một khoảng thời gian dài) sẽ chỉ mang lại cho bạn sự mệt mỏi còn “cô nhỏ” sẽ phải hứng chịu những trầy xát, sưng tấy hay thậm chí cả UTI (Urinary Tract Infection - viêm nhiễm niệu đạo và đường dẫn nước tiểu).
Trong khi “yêu”, bạn dễ có khả năng bị nhiễm UTI nhất với tư thế “hoa sen”, “phụ nữ ở trên”, và tư thế truyền thống vì lúc này “cậu nhỏ” rất gần với ống dẫn tiểu của bạn và có nguy cơ đẩy những vi khuẩn có hại vào khu vực này. Tuy nhiên không cần thiết phải từ bỏ hoàn toàn những “thế yêu” này, chỉ cần lưu ý không vừa yêu vừa… nín nhịn là được.

14. Lượng chất nhờn tiết ra thất thường trong chu kỳ của bạn

Trong quá trình rụng trứng, âm đạo sản sinh ra nhiều dịch tiết hơn bình thường, khoảng 2 thìa café 1 ngày đồng thời màu sắc của dịch tiết cũng trong và loãng hơn. Càng gần đến ngày đèn đỏ, dịch tiết âm đạo sẽ đặc dần lại và có màu trắng. Nếu bạn thấy có bất cứ triệu chứng ngứa ngáy, bỏng rát, có mùi hôi tanh hay đặc sệt bất thường, không nên tự ý chữa trị hay thụt rửa âm đạo mà hãy nhờ ngay đến các bác sĩ chuyên môn.

15.Đừng lo “lạc mất” bất cứ thứ gì bên trong âm đạo

Âm đạo của bạn không giống như một… hố đen vũ trụ. Việc một vật thể, ví dụ như mẩu tampon có nguy cơ bị “lạc” và trôi vào bên trong tử cung như nhiều người tưởng là hoàn toàn không thể xảy ra vì cổ tử cung sẽ ngăn chặn tất cả mọi sự xâm nhập vào bên trong (ngoại trừ những chàng tinh binh với kích thước siêu vi hoặc vi khuẩn trong trường hợp viêm nhiễm).
Tuy nhiên, vì âm đạo có độ dài có thể lên đến 10cm, tampon vẫn có khả năng bị “trôi” vào bên trong và nằm đâu đó trong khoang âm đạo. Nếu “tại nạn” này xảy ra, bạn có thể ngồi xuống và nhẹ nhàng “săn tìm” mẩu tampon cứng đầu. Trong trường hợp một vật thể đã thâm nhập quá sâu vào bên trong âm đạo, cách an toàn nhất là nhờ đến các bác sĩ phụ khoa vì họ có thể dễ dàng “gắp ra” an toàn mà không đau đớn.
Lưu ý, dù bạn có chứng kiến trên phim ảnh hay nghe đồn thổi, tránh xa việc cho các loại thực phẩm như syrup chocolate hay kem whip lên Eva-zone vì đường trong các thực phẩm này có thể gây viêm nhiễm nặng nề. Sự nắm bắt và hiểu biết về cơ thể mình là một kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển và duy trì sức khỏe lâu dài. Hy vọng với những kiến thức ngắn gọn và bổ ích trên đây, bạn đã tự tin hơn rất nhiều về các chức năng, cấu tạo của “vùng Eva” cũng như thông thạo các cách chăm sóc và cả… rèn luyện độ dẻo dai cho “cô bé” của mình.
Để có thêm thông tin về các dịch vụ thu hẹp âm đạonâng ngựcnâng mũivá màng trinhthẩm mỹ vùng kínthẩm mỹ môithẩm mỹ mắtthẩm mỹ khuôn mặtthu hẹp âm đạo, …  và được tư vấn cụ thể về các dịch vụ xin quý khách hàng liên hệ tại đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét